"Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm ra cách tạo ra lửa. Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những người anh em của mình thắp lên. Anh ta bị coi là 1 kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ, thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ 1 món quá mà họ từng không hiểu và anh ta đã xua bóng tối ra khỏi trái đất này. Nhiều thế kỷ sau, có 1 người lần đầu tiên tạo ra cái bánh xe. Người đó có lẽ đã tan xác dưới những bánh xe mà anh ta dạy những người anh em của mình cách làm. Anh ta bị coi là 1 kẻ phạm tội vì đã mạo hiểm vào vùng đất cấm. Nhưng từ đó trở đi, loại người có thể đi tới mọi chân trời. Anh ta đã để lại cho họ 1 món quà mà họ đã không hiểu và anh ta đã mở ra những con đường trên mặt đất.
" Những người đó - những người không chịu phục tùng và luôn đi đầu - đứng ở chương mở đầu của tất cả những truyền thuyết mà loài người ghi lại về thủa sơ khai. Promete đã bị xích vào 1 tảng đá và bị những con kền kền xé xác - bởi vì anh đã ăn cắp ngọn lửa của những vị chúa trời. Adam bị buộc phải chịu đau khổ - bởi vì anh ta đã ăn quả cấm trên cây thiện - ác. Dù truyền thuyết gì đi chăng nữa, ở sâu trong trí nhớ, loài người biết rằng vinh quang của chúng ta bắt đầu từ 1 cá nhân và cá nhân đó đã phải trả giá cho lòng dũng cảm của mình.
"Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại - những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế - đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.
"Một người sáng tạo không bao giờ bị thôi thúc bởi khát vọng phục vụ đồng loại của anh ta, bởi vì chính đồng loại của anh ta luôn chối bỏ món anh ta đem tặng họ; đồng thời món quà đó phá hủy cuộc sống bình thường của anh. Anh ta sáng tạo vì động cơ duy nhất: chân lý. Chân lý của riêng anh, và lao động của riêng anh để đạt tới chân lý theo cách riêng của anh. Mục đích và cuộc đời anh ta nằm ở một bản giao hưởng, một quyển sách, một cỗ máy, một trường phái triết học, một cái máy bay hay một tòa nhà. Nó không nằm ở người nghe nhạc, người đọc sách, người vận hành máy, người đi theo trường phái triết học, người đi máy bay hay người sống trong ngôi nhà mà anh ta tạo ra. Sự sáng tạo, chứ không phải những lợi ích mà người khác được hưởng từ sự sáng tạo ấy. Sáng tạo là cách anh ta thể hiện chân lý của mình. Anh ta đặt chân lý này lên bên trên mọi thứ, bất chấp tất cả loài người.
“Tầm nhìn, sức mạnh, và lòng dũng cảm của anh ta đến từ linh hồn của anh ta. Tuy nhiên, linh hồn của một người lại chính là cái tôi của anh ta. Cái tôi là thực thể làm công việc nhận thức. Cái tôi có chức năng tư duy, cảm giác, đánh giá và hành động.
“Những người sáng tạo luôn là những người có cái tôi. Cái tôi chính là toàn bộ bí mật về sức mạnh của họ - cái tôi ấy đầy đủ trong bản thân nó, tự vận động trong bản thân nó, và tự tái tạo trong bản thân nó. Cái tôi là nguyên nhân đầu tiên, là nguồn năng lượng, là động lực sống, là cội rễ của tất cả. Người sáng tạo không phục vụ cái gì và không phục vụ bất cứ ai khác. Anh ta sống vì chính bản thân mình.
“Và chỉ có bằng cách sống vì bản thân, anh ta mới có thể đạt được những thành tựu vinh quang của loài người. Đó chính là bản chất của sự thành công...
“Loài người có thể tồn tại nhờ trí tụê của mình. Loài người đến trái đất mà không được trang bị vũ khí nào. Bộ óc là thứ vũ khí duy nhất của họ. Động vật kiếm thức ăn bằng sức mạnh cơ bắp. Loài người không có móng vuốt, không có răng nanh, không có sừng; họ cũng không có sức mạnh cơ bắp vượt trội. Loài người phải tự trồng trọt hoặc săn bắn để có thức ăn. Để trồng trọt, họ phải có một quá trình tư duy. Để săn, họ cần có vũ khí, và để làm ra vũ khí - họ cũng cần một quá trình tư duy. Từ nhu cầu đơn giản nhất này cho đến nhưng khái niệm tôn giáo trừu tượng nhất, từ cái bánh xe cho đến tòa nhà chọc trời, tất cả những gì con người đại diện và tất cả những gì con người có đều đến từ một thuộc tính đơn nhất của con người - đó là chức năng tư duy của bộ óc.
“Nhưng bộ óc lại thuộc về cá nhân. Không có cái gọi là bộ óc tập thể. Không có cái gọi là một ý nghĩ tập thể. Một thỏa thuận do một nhóm người đạt được thực ra chỉ là một thỏa hiệp hoặc là giá trị trung bình rút ra từ những ý nghĩ cá nhân. Đó chỉ là một hệ quả có tính phát sinh. Hành động chủ yếu, tức là quá trình tư duy - phải do mỗi cá nhân thực hiện độc lập. Chúng ta có thể chia một bữa ăn cho nhiều người. Nhưng chúng ta không thể tiêu hóa nó trong một cái dạ dày tập thể. Không ai có thể sử dụng phổi của mình để thở cho người khác. Không ai có thể sử dụng bộ não của mình để nghĩ hộ kẻ khác. Tất cả mọi chức năng của thể xác và linh hồn đều có tính cá nhân. Chúng không thể bị chia sẻ hoặc chuyển giao cho người khác.
“Chúng ta thừa kế những sản phẩm tư duy của người khác. Chúng ta kế thừa cái bánh xe. Chúng ta tạo ra một chiếc xe ngựa. Xe ngựa thô sơ trở thành xe ô-tô. Ô-tô trở thành máy bay. Nhưng trong suốt quá trình đó, những gì chúng ta nhận được từ người khác chỉ là sản phẩm cuối cùng trong quá trình tư duy của họ. Cái động cơ thúc đẩy quá rình này chính là khả năng sáng tạo, nhờ nó mà chúng ta lấy những sản phẩm cuối cùng kia làm nguyên liệu để sử dụng và sáng tạo ra sản phẩm mới. Khả năng sáng tạo này không thể đem cho hoặc nhận, không thể chia sẻ hoặc vay mượn. Nó thuộc về các cá thể người đơn lẻ. Khả năng sáng tạo là tài sản của người sáng tạo. Loài người có thể học lẫn nhau. Nhưng học luôn chỉ là sự trao đổi nguyên vật liệu. Không ai có thể cho ai khả năng tư duy. Và khả năng tư duy ấy lại là phương tiện duy nhất giúp chúng ta tồn tại.
“Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
“Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
“Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
“Nhu cầu cơ bản của người sáng tạo là sự độc lập. Một bộ óc biết tư duy không thể hoạt động dưới sự cưỡng bức theo bất cứ hình thức nào. Nó không thể bị đóng yên cương, không thể hy sinh hay khuất phục trước bất cứ điều gì. Nó đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối trong cả chức năng và động cơ. Đối với một người sáng tạo, tất cả những mối quan hệ với con người đều là thứ yếu.
“Nhu cầu cơ bản của một kẻ thứ sinh là củng cố quan hệ của anh ta với mọi người để được họ nuôi sống. Anh ta đặt quan hệ lên trên hết. Anh ta tuyên bố rằng loài người tồn tại là để phục vụ người khác. Anh ta rao giảng về chủ nghĩa vị nhân sinh."
“Vị nhân sinh là học thuyết đòi hỏi con người phải sống vì người khác và đặt những người khác lên trên bản thân mình.
“Không ai có thể sống vì người khác. Một người không thể chia sẻ linh hồn anh ta, cũng giống như anh ta không thể chia sẻ thể xác của anh ta. Nhưng những kẻ sống thứ sinh đã lợi dụng chủ nghĩa vị nhân sinh như một thứ vũ khí để lợi dụng và đảo ngược lại những nguyên tắc đạo đức cơ bản của loài người. Loài người đã được dạy dỗ rằng phụ thuộc lẫn nhau chính là một đức hạnh.
“Một người cố gắng sống vì người khác là một người luôn lệ thuộc. Anh ta là một kẻ ăn bám trong động cơ của mình, và anh ta cũng biến những người mà anh ta phục vụ thành những kẻ ăn bám. Mối quan hệ này chẳng tạo ra cái gì khác ngoài sự suy đồi cho cả hai bên. Cái gần nhất với quan hệ này trong thực tế chính là chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ về mặt thể xác là đáng ghê tởm, thì nô lệ về tinh thần còn ghê tởm đến mức nào? Kẻ bị buộc làm nô lệ vẫn còn có chút danh dự. Vì anh ta còn dám chống lại chế độ nô lê và coi nó là xấu xa. Còn những người tự biến bản thân thành nô lệ nhân danh tình yêu thương - họ là những sinh vật thấp hèn. Họ đã hạ thấp phẩm giá con người và hạ thấp khái niệm tình yêu thương. Thế mà dây chính là cốt lõi của chủ nghĩa vị nhân sinh.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trướck hi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh - những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau. Nhưng khổ đau là một căn bệnh. Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ - để người ta có thể trở thành người đức hạnh. Đó chính là bản chất của chủ nghĩa vị nhân sinh. Trong khi đó, người sáng tạo không quan tâm đến bệnh tật, họ quan tâm đến cuộc sống. Nhưng công việc của người sáng tạo lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác, cả bệnh tật của thể xác lẫn bệnh tật của tâm hồn. Thành quả của họ giúp giảm nhẹ khổ đau nhiều hơn bất cứ một người theo chủ nghĩa vị nhân sinh nào có thể làm.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng đồng tình với người khác là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn bất đồng. Loài người đã được dạy dỗ rằng bơi theo dòng nước là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo luôn bơi ngược dòng. Loài người đã được dạy dỗ rằng đứng tụ tập bên nhau là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn là người đứng một mình.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng cái tôi đồng nghĩa với sự xấu xa, và việc không-có-cái-tôi là đức hạnh lý tưởng. Nhưng người sáng tạo là người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối, còn người không có cái tôi là kẻ không tư duy, không cảm nhận, không đánh giá và không hành động. Bởi vì tư duy, cảm nhận, đánh giá và hành động là những chức năng của cái tôi.
“Đây là chỗ mà sự đánh tráo khái niệm này có tác hại khủng khiếp nhất. Sự đánh tráo này đưa con người đến chỗ không có lựa chọn - và không có tự do. Thay vì hai thái cực tốt và xấu, chúng ta chỉ còn hai khái niệm: vị kỷ hay vị nhân sinh. Sự vị kỷ bị coi là hy sinh những người khác cho bản thân mình. Còn vị nhân sinh trở thành hy sinh thân mình vì những người khác. Điều này đã vĩnh viễn trói một người vào những người khác và khiến cho anh ta không còn lựa chọn nào khác ngoài sự đau khổ: sự đau khổ mà anh ta phải mang vác để thỏa mãn người khác và sự đau khổ mà anh ta gây ra cho người khác để thỏa mãn bản thân anh ta. Đến khi người ta thêm vào một điều khoản - rằng con người phải tìm kiếm niềm vui trong việc hy sinh bản thân thì cái bẫy đã hoàn toàn sập xuống. Con người bị ép phải coi khổ dâm là lý tưởng - vì nếu không, họ chỉ còn một lựa chọn là bạo dâm. Đây là vụ lừa đảo lớn nhất mà loài người đã thực hiện.
“Đây chính là công cụ mà theo đó sự phụ thuộc và khổ đau được duy trì như nền tảng của cuộc sống.
“Sự lựa chọn mà chúng ta phải có không phải là giữa hy sinh bản thân và hy sinh người khác. Sự lựa chọn phải là giữa sống độc lập và sống lệ thuộc. Giữa nguyên tắc sống của người sáng tạo với nguyên tắc sống của những kẻ thứ sinh. Đây chính là vấn đề cơ bản. Nó là lựa chọn giữa sống và chết. Nguyên tắc sống của người sáng tạo được xây dựng trên những nhu cầu của một bộ óc biết tư duy và do đó giúp con người tồn tại được. Nguyên tắc sống của nhưng kẻ thứ sinh được xây dựng trên nhu cầu của một bộ óc không có khả năng tồn tại. Tất cả những gì bắt nguồn từ cái tôi độc lập của con người đều lành mạnh. Tất cả những gì bắt nguồn từ sự lệ thuộc của con người vào người khác đều là xấu xa.
“Người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối không bao giờ bắt người khác hy sinh cho mình. Anh ta sống vượt ra ngoài nhu cầu sử dụng những người khác, dù dưới bất cứ hình thức nào. Anh ta không hoạt động thông qua họ. Trong những lĩnh vực cốt lõi nhât - tức là trong mục đích, động cơ, tư duy, khát vọng, năng lực - anh ta không quan tâm tới người khác. Anh ta không sống vì bất cứ ai - và anh ta không yêu cầu ai phải sống vì anh ta. Đây là hình thức duy nhất để tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau giữa người
“Năng lực của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên: mức độ độc lập, chủ động, và tình yêu công việc của mỗi người là yếu tố quyết định tài năng của anh ta với tư cách là một người lao động và quyết định giá trị của anh ta với tư cách một con người. Sự độc lập là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá phẩm chất và giá trị của loài người. Anh ta là ai và anh ta tự tạo ra cái gì; chứ không phải anh ta đã làm được hoặc không làm được gì cho người khác. Không có gì có thể thay thế được phẩm giá cá nhân. Và không có tiêu chuẩn nào khác cho phẩm giá cá nhân ngoài tính độc lập.
...
“Quyền đầu tiên của con người trên trái đất này là quyền có cái tôi. Bổn phận đầu tiên của một con người là bổn phận với chính mình. Nguyên tắc đạo đức của anh ta là không bao giờ để người khác quyết định mục đích sống của anh ta. Bổn phận đạo đức của anh ta là phải làm những gì anh ta khao khát, miễn là khao khát đó không do người khác quyết định. Bổn phận đạo đức này phải chi phối sự sáng tạo, tư duy và lao động của anh ta. Những kẻ ăn cướp, những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sinh, hay những kẻ độc tài dĩ nhiên không sống theo bổn phận này.
“Một con người luôn nghĩ và làm việc một mình. Một con người không thể ăn cắp, lợi dụng hay cai trị một mình. Ăn cắp, lợi dụng hay cai trị luôn đòi hỏi phải có nạn nhân. Chúng bao hàm sự lệ thuộc. Chúng là lãnh địa của những kẻ sống thứ sinh.
“Những người cai trị người khác không phải là những người vị kỷ. Họ chẳng tạo ra cái gì cả. Họ tồn tại hoàn toàn thông qua những người khác. Mục đích của họ nằm trong đối tượng mà họ cai trị, trong hành vi nô dịch hóa người khác. Họ cũng lệ thuộc chẳng kém gì những người ăn xin, những người làm công tác xã hội và lũ kẻ cướp. Ở đây, hình thức lệ thuộc không quan trọng.
“Nhưng loài người đã được dạy dỗ để coi những người sống thứ sinh - những tên bạo chúa, những ông hoàng, những kẻ độc tài - như những ví dụ tiêu biểu của lòng vị kỷ. Qua sự đánh tráo khái niệm này, loài người bị lừa vào chỗ hủy diệt cái tôi của bản thân họ và của những người khác. Mục đích của sự lừa đảo này là để hủy hoại những người sáng tạo. Hoặc để kìm kẹp họ. Hai điều này thực sự là một.
“Từ lúc bắt đầu của lịch sử loài người, hai đối thủ đã luôn đứng đối mặt nhau: người sáng tạo và người sống thứ sinh. Khi người sáng tạo đầu tiên tạo ra cái bánh xe, kẻ sống thứ sinh lập tức đáp lại. Anh ta tạo ra chủ nghĩa vị nhân sinh.
“Người sáng tạo - mặc dù bị chối bỏ, thù nghịch, ngược đãi và bóc lột - vẫn đi tiếp về phía trước và kéo cả loài người đi theo bằng sức của mình. Những kẻ sống thứ sinh không đóng góp gì vào quá trình này ngoài việc gây ra những trở ngại. Trận đấu bây giờ được khoác một cái tên mới: cá nhân chống lại tập thể.
“‘Lợi ích chung’ của tập thể đã được chọn làm quyền và lý do để bào chữa cho tất cả chế độ chuyên chế bạo ngược đã từng có trong lịch sử loài người. Cái tập thể đó có thể là một sắc tộc, một giai cấp, hay một quốc gia. Tất cả những cơn ác mộng trong lịch sử đều được thực hiện với động cơ trá hình là chủ nghĩa vị nhân sinh. Đã từng có hành vi ích kỷ nào có sức phá hoại ngang với những thảm họa chết chóc do những người đi theo chủ nghĩa vị nhân sinh gây ra? Lỗi nằm ở chỗ loài người không có đạo đức hay ở chỗ nguyên tắc đạo đức của loài người đã sai từ trong bản chất? Những tên đao phủ khủng khiếp nhất lại thường là những người nhiệt tình nhất. Họ nhiệt tình tin rằng có thể đạt được một xã hội hoàn hảo nhờ máy chém và đội hành quyết. Không ai nghi ngờ quyền giết người của họ bởi vì họ giết người với động cơ vị nhân sinh. Người ta chấp nhận việc ai đó phải bị hy sinh vì những người khác. Diễn viên có thể thay đổi, nhưng nội dung vở bi kịch thì vẫn giữ nguyên. Một người đấu tranh cho nhân quyền luôn khởi đầu bằng những tuyên bố về tình yêu nhân loại và luôn kết thúc bằng một biển máu. Điều đó đang diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra chừng nào loài người vẫn còn tin rằng một hành vi được coi là đức hạnh nếu nó không xuất phát từ cái tôi. Niềm tin này cho phép những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sinh hành động và ép buộc nạn nhân của họ phải chấp nhận điều đó. Những người lãnh đạo của những phong trào tập thể luôn tuyên bố không cần gì cho bản thân họ. Nhưng hãy quan sát những gì họ đã gây ra.
“Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhau và cái thỏa thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lý giữa người với người là - Buông nhau ra!
" Những người đó - những người không chịu phục tùng và luôn đi đầu - đứng ở chương mở đầu của tất cả những truyền thuyết mà loài người ghi lại về thủa sơ khai. Promete đã bị xích vào 1 tảng đá và bị những con kền kền xé xác - bởi vì anh đã ăn cắp ngọn lửa của những vị chúa trời. Adam bị buộc phải chịu đau khổ - bởi vì anh ta đã ăn quả cấm trên cây thiện - ác. Dù truyền thuyết gì đi chăng nữa, ở sâu trong trí nhớ, loài người biết rằng vinh quang của chúng ta bắt đầu từ 1 cá nhân và cá nhân đó đã phải trả giá cho lòng dũng cảm của mình.
"Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại - những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế - đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.
"Một người sáng tạo không bao giờ bị thôi thúc bởi khát vọng phục vụ đồng loại của anh ta, bởi vì chính đồng loại của anh ta luôn chối bỏ món anh ta đem tặng họ; đồng thời món quà đó phá hủy cuộc sống bình thường của anh. Anh ta sáng tạo vì động cơ duy nhất: chân lý. Chân lý của riêng anh, và lao động của riêng anh để đạt tới chân lý theo cách riêng của anh. Mục đích và cuộc đời anh ta nằm ở một bản giao hưởng, một quyển sách, một cỗ máy, một trường phái triết học, một cái máy bay hay một tòa nhà. Nó không nằm ở người nghe nhạc, người đọc sách, người vận hành máy, người đi theo trường phái triết học, người đi máy bay hay người sống trong ngôi nhà mà anh ta tạo ra. Sự sáng tạo, chứ không phải những lợi ích mà người khác được hưởng từ sự sáng tạo ấy. Sáng tạo là cách anh ta thể hiện chân lý của mình. Anh ta đặt chân lý này lên bên trên mọi thứ, bất chấp tất cả loài người.
“Tầm nhìn, sức mạnh, và lòng dũng cảm của anh ta đến từ linh hồn của anh ta. Tuy nhiên, linh hồn của một người lại chính là cái tôi của anh ta. Cái tôi là thực thể làm công việc nhận thức. Cái tôi có chức năng tư duy, cảm giác, đánh giá và hành động.
“Những người sáng tạo luôn là những người có cái tôi. Cái tôi chính là toàn bộ bí mật về sức mạnh của họ - cái tôi ấy đầy đủ trong bản thân nó, tự vận động trong bản thân nó, và tự tái tạo trong bản thân nó. Cái tôi là nguyên nhân đầu tiên, là nguồn năng lượng, là động lực sống, là cội rễ của tất cả. Người sáng tạo không phục vụ cái gì và không phục vụ bất cứ ai khác. Anh ta sống vì chính bản thân mình.
“Và chỉ có bằng cách sống vì bản thân, anh ta mới có thể đạt được những thành tựu vinh quang của loài người. Đó chính là bản chất của sự thành công...
“Loài người có thể tồn tại nhờ trí tụê của mình. Loài người đến trái đất mà không được trang bị vũ khí nào. Bộ óc là thứ vũ khí duy nhất của họ. Động vật kiếm thức ăn bằng sức mạnh cơ bắp. Loài người không có móng vuốt, không có răng nanh, không có sừng; họ cũng không có sức mạnh cơ bắp vượt trội. Loài người phải tự trồng trọt hoặc săn bắn để có thức ăn. Để trồng trọt, họ phải có một quá trình tư duy. Để săn, họ cần có vũ khí, và để làm ra vũ khí - họ cũng cần một quá trình tư duy. Từ nhu cầu đơn giản nhất này cho đến nhưng khái niệm tôn giáo trừu tượng nhất, từ cái bánh xe cho đến tòa nhà chọc trời, tất cả những gì con người đại diện và tất cả những gì con người có đều đến từ một thuộc tính đơn nhất của con người - đó là chức năng tư duy của bộ óc.
“Nhưng bộ óc lại thuộc về cá nhân. Không có cái gọi là bộ óc tập thể. Không có cái gọi là một ý nghĩ tập thể. Một thỏa thuận do một nhóm người đạt được thực ra chỉ là một thỏa hiệp hoặc là giá trị trung bình rút ra từ những ý nghĩ cá nhân. Đó chỉ là một hệ quả có tính phát sinh. Hành động chủ yếu, tức là quá trình tư duy - phải do mỗi cá nhân thực hiện độc lập. Chúng ta có thể chia một bữa ăn cho nhiều người. Nhưng chúng ta không thể tiêu hóa nó trong một cái dạ dày tập thể. Không ai có thể sử dụng phổi của mình để thở cho người khác. Không ai có thể sử dụng bộ não của mình để nghĩ hộ kẻ khác. Tất cả mọi chức năng của thể xác và linh hồn đều có tính cá nhân. Chúng không thể bị chia sẻ hoặc chuyển giao cho người khác.
“Chúng ta thừa kế những sản phẩm tư duy của người khác. Chúng ta kế thừa cái bánh xe. Chúng ta tạo ra một chiếc xe ngựa. Xe ngựa thô sơ trở thành xe ô-tô. Ô-tô trở thành máy bay. Nhưng trong suốt quá trình đó, những gì chúng ta nhận được từ người khác chỉ là sản phẩm cuối cùng trong quá trình tư duy của họ. Cái động cơ thúc đẩy quá rình này chính là khả năng sáng tạo, nhờ nó mà chúng ta lấy những sản phẩm cuối cùng kia làm nguyên liệu để sử dụng và sáng tạo ra sản phẩm mới. Khả năng sáng tạo này không thể đem cho hoặc nhận, không thể chia sẻ hoặc vay mượn. Nó thuộc về các cá thể người đơn lẻ. Khả năng sáng tạo là tài sản của người sáng tạo. Loài người có thể học lẫn nhau. Nhưng học luôn chỉ là sự trao đổi nguyên vật liệu. Không ai có thể cho ai khả năng tư duy. Và khả năng tư duy ấy lại là phương tiện duy nhất giúp chúng ta tồn tại.
“Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
“Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
“Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
“Nhu cầu cơ bản của người sáng tạo là sự độc lập. Một bộ óc biết tư duy không thể hoạt động dưới sự cưỡng bức theo bất cứ hình thức nào. Nó không thể bị đóng yên cương, không thể hy sinh hay khuất phục trước bất cứ điều gì. Nó đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối trong cả chức năng và động cơ. Đối với một người sáng tạo, tất cả những mối quan hệ với con người đều là thứ yếu.
“Nhu cầu cơ bản của một kẻ thứ sinh là củng cố quan hệ của anh ta với mọi người để được họ nuôi sống. Anh ta đặt quan hệ lên trên hết. Anh ta tuyên bố rằng loài người tồn tại là để phục vụ người khác. Anh ta rao giảng về chủ nghĩa vị nhân sinh."
“Vị nhân sinh là học thuyết đòi hỏi con người phải sống vì người khác và đặt những người khác lên trên bản thân mình.
“Không ai có thể sống vì người khác. Một người không thể chia sẻ linh hồn anh ta, cũng giống như anh ta không thể chia sẻ thể xác của anh ta. Nhưng những kẻ sống thứ sinh đã lợi dụng chủ nghĩa vị nhân sinh như một thứ vũ khí để lợi dụng và đảo ngược lại những nguyên tắc đạo đức cơ bản của loài người. Loài người đã được dạy dỗ rằng phụ thuộc lẫn nhau chính là một đức hạnh.
“Một người cố gắng sống vì người khác là một người luôn lệ thuộc. Anh ta là một kẻ ăn bám trong động cơ của mình, và anh ta cũng biến những người mà anh ta phục vụ thành những kẻ ăn bám. Mối quan hệ này chẳng tạo ra cái gì khác ngoài sự suy đồi cho cả hai bên. Cái gần nhất với quan hệ này trong thực tế chính là chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ về mặt thể xác là đáng ghê tởm, thì nô lệ về tinh thần còn ghê tởm đến mức nào? Kẻ bị buộc làm nô lệ vẫn còn có chút danh dự. Vì anh ta còn dám chống lại chế độ nô lê và coi nó là xấu xa. Còn những người tự biến bản thân thành nô lệ nhân danh tình yêu thương - họ là những sinh vật thấp hèn. Họ đã hạ thấp phẩm giá con người và hạ thấp khái niệm tình yêu thương. Thế mà dây chính là cốt lõi của chủ nghĩa vị nhân sinh.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trướck hi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh - những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau. Nhưng khổ đau là một căn bệnh. Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ - để người ta có thể trở thành người đức hạnh. Đó chính là bản chất của chủ nghĩa vị nhân sinh. Trong khi đó, người sáng tạo không quan tâm đến bệnh tật, họ quan tâm đến cuộc sống. Nhưng công việc của người sáng tạo lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác, cả bệnh tật của thể xác lẫn bệnh tật của tâm hồn. Thành quả của họ giúp giảm nhẹ khổ đau nhiều hơn bất cứ một người theo chủ nghĩa vị nhân sinh nào có thể làm.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng đồng tình với người khác là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn bất đồng. Loài người đã được dạy dỗ rằng bơi theo dòng nước là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo luôn bơi ngược dòng. Loài người đã được dạy dỗ rằng đứng tụ tập bên nhau là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn là người đứng một mình.
“Loài người đã được dạy dỗ rằng cái tôi đồng nghĩa với sự xấu xa, và việc không-có-cái-tôi là đức hạnh lý tưởng. Nhưng người sáng tạo là người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối, còn người không có cái tôi là kẻ không tư duy, không cảm nhận, không đánh giá và không hành động. Bởi vì tư duy, cảm nhận, đánh giá và hành động là những chức năng của cái tôi.
“Đây là chỗ mà sự đánh tráo khái niệm này có tác hại khủng khiếp nhất. Sự đánh tráo này đưa con người đến chỗ không có lựa chọn - và không có tự do. Thay vì hai thái cực tốt và xấu, chúng ta chỉ còn hai khái niệm: vị kỷ hay vị nhân sinh. Sự vị kỷ bị coi là hy sinh những người khác cho bản thân mình. Còn vị nhân sinh trở thành hy sinh thân mình vì những người khác. Điều này đã vĩnh viễn trói một người vào những người khác và khiến cho anh ta không còn lựa chọn nào khác ngoài sự đau khổ: sự đau khổ mà anh ta phải mang vác để thỏa mãn người khác và sự đau khổ mà anh ta gây ra cho người khác để thỏa mãn bản thân anh ta. Đến khi người ta thêm vào một điều khoản - rằng con người phải tìm kiếm niềm vui trong việc hy sinh bản thân thì cái bẫy đã hoàn toàn sập xuống. Con người bị ép phải coi khổ dâm là lý tưởng - vì nếu không, họ chỉ còn một lựa chọn là bạo dâm. Đây là vụ lừa đảo lớn nhất mà loài người đã thực hiện.
“Đây chính là công cụ mà theo đó sự phụ thuộc và khổ đau được duy trì như nền tảng của cuộc sống.
“Sự lựa chọn mà chúng ta phải có không phải là giữa hy sinh bản thân và hy sinh người khác. Sự lựa chọn phải là giữa sống độc lập và sống lệ thuộc. Giữa nguyên tắc sống của người sáng tạo với nguyên tắc sống của những kẻ thứ sinh. Đây chính là vấn đề cơ bản. Nó là lựa chọn giữa sống và chết. Nguyên tắc sống của người sáng tạo được xây dựng trên những nhu cầu của một bộ óc biết tư duy và do đó giúp con người tồn tại được. Nguyên tắc sống của nhưng kẻ thứ sinh được xây dựng trên nhu cầu của một bộ óc không có khả năng tồn tại. Tất cả những gì bắt nguồn từ cái tôi độc lập của con người đều lành mạnh. Tất cả những gì bắt nguồn từ sự lệ thuộc của con người vào người khác đều là xấu xa.
“Người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối không bao giờ bắt người khác hy sinh cho mình. Anh ta sống vượt ra ngoài nhu cầu sử dụng những người khác, dù dưới bất cứ hình thức nào. Anh ta không hoạt động thông qua họ. Trong những lĩnh vực cốt lõi nhât - tức là trong mục đích, động cơ, tư duy, khát vọng, năng lực - anh ta không quan tâm tới người khác. Anh ta không sống vì bất cứ ai - và anh ta không yêu cầu ai phải sống vì anh ta. Đây là hình thức duy nhất để tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau giữa người
“Năng lực của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên: mức độ độc lập, chủ động, và tình yêu công việc của mỗi người là yếu tố quyết định tài năng của anh ta với tư cách là một người lao động và quyết định giá trị của anh ta với tư cách một con người. Sự độc lập là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá phẩm chất và giá trị của loài người. Anh ta là ai và anh ta tự tạo ra cái gì; chứ không phải anh ta đã làm được hoặc không làm được gì cho người khác. Không có gì có thể thay thế được phẩm giá cá nhân. Và không có tiêu chuẩn nào khác cho phẩm giá cá nhân ngoài tính độc lập.
...
“Quyền đầu tiên của con người trên trái đất này là quyền có cái tôi. Bổn phận đầu tiên của một con người là bổn phận với chính mình. Nguyên tắc đạo đức của anh ta là không bao giờ để người khác quyết định mục đích sống của anh ta. Bổn phận đạo đức của anh ta là phải làm những gì anh ta khao khát, miễn là khao khát đó không do người khác quyết định. Bổn phận đạo đức này phải chi phối sự sáng tạo, tư duy và lao động của anh ta. Những kẻ ăn cướp, những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sinh, hay những kẻ độc tài dĩ nhiên không sống theo bổn phận này.
“Một con người luôn nghĩ và làm việc một mình. Một con người không thể ăn cắp, lợi dụng hay cai trị một mình. Ăn cắp, lợi dụng hay cai trị luôn đòi hỏi phải có nạn nhân. Chúng bao hàm sự lệ thuộc. Chúng là lãnh địa của những kẻ sống thứ sinh.
“Những người cai trị người khác không phải là những người vị kỷ. Họ chẳng tạo ra cái gì cả. Họ tồn tại hoàn toàn thông qua những người khác. Mục đích của họ nằm trong đối tượng mà họ cai trị, trong hành vi nô dịch hóa người khác. Họ cũng lệ thuộc chẳng kém gì những người ăn xin, những người làm công tác xã hội và lũ kẻ cướp. Ở đây, hình thức lệ thuộc không quan trọng.
“Nhưng loài người đã được dạy dỗ để coi những người sống thứ sinh - những tên bạo chúa, những ông hoàng, những kẻ độc tài - như những ví dụ tiêu biểu của lòng vị kỷ. Qua sự đánh tráo khái niệm này, loài người bị lừa vào chỗ hủy diệt cái tôi của bản thân họ và của những người khác. Mục đích của sự lừa đảo này là để hủy hoại những người sáng tạo. Hoặc để kìm kẹp họ. Hai điều này thực sự là một.
“Từ lúc bắt đầu của lịch sử loài người, hai đối thủ đã luôn đứng đối mặt nhau: người sáng tạo và người sống thứ sinh. Khi người sáng tạo đầu tiên tạo ra cái bánh xe, kẻ sống thứ sinh lập tức đáp lại. Anh ta tạo ra chủ nghĩa vị nhân sinh.
“Người sáng tạo - mặc dù bị chối bỏ, thù nghịch, ngược đãi và bóc lột - vẫn đi tiếp về phía trước và kéo cả loài người đi theo bằng sức của mình. Những kẻ sống thứ sinh không đóng góp gì vào quá trình này ngoài việc gây ra những trở ngại. Trận đấu bây giờ được khoác một cái tên mới: cá nhân chống lại tập thể.
“‘Lợi ích chung’ của tập thể đã được chọn làm quyền và lý do để bào chữa cho tất cả chế độ chuyên chế bạo ngược đã từng có trong lịch sử loài người. Cái tập thể đó có thể là một sắc tộc, một giai cấp, hay một quốc gia. Tất cả những cơn ác mộng trong lịch sử đều được thực hiện với động cơ trá hình là chủ nghĩa vị nhân sinh. Đã từng có hành vi ích kỷ nào có sức phá hoại ngang với những thảm họa chết chóc do những người đi theo chủ nghĩa vị nhân sinh gây ra? Lỗi nằm ở chỗ loài người không có đạo đức hay ở chỗ nguyên tắc đạo đức của loài người đã sai từ trong bản chất? Những tên đao phủ khủng khiếp nhất lại thường là những người nhiệt tình nhất. Họ nhiệt tình tin rằng có thể đạt được một xã hội hoàn hảo nhờ máy chém và đội hành quyết. Không ai nghi ngờ quyền giết người của họ bởi vì họ giết người với động cơ vị nhân sinh. Người ta chấp nhận việc ai đó phải bị hy sinh vì những người khác. Diễn viên có thể thay đổi, nhưng nội dung vở bi kịch thì vẫn giữ nguyên. Một người đấu tranh cho nhân quyền luôn khởi đầu bằng những tuyên bố về tình yêu nhân loại và luôn kết thúc bằng một biển máu. Điều đó đang diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra chừng nào loài người vẫn còn tin rằng một hành vi được coi là đức hạnh nếu nó không xuất phát từ cái tôi. Niềm tin này cho phép những kẻ theo chủ nghĩa vị nhân sinh hành động và ép buộc nạn nhân của họ phải chấp nhận điều đó. Những người lãnh đạo của những phong trào tập thể luôn tuyên bố không cần gì cho bản thân họ. Nhưng hãy quan sát những gì họ đã gây ra.
“Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhau và cái thỏa thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lý giữa người với người là - Buông nhau ra!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét