30/10/10
Yêu dấu
Yêu dấu, mưa bao năm, mưa mấy đời, đánh lừa tôi bằng tiếng gót thì thầm, nỗi thầm thì của những hồi chuông lẩy bẩy trên ngọn chóp thánh đường đêm sương ( mà ) Thượng đế chọn mãi cũng chỉ lựa được duy nhất đôi ta để sinh sôi mai sau một nhân quần, khác. Yêu dấu như thê đó, mưa bao năm như thế đó, mưa mỗi mùa đã phủ dụ tôi tình thơm từ gót nhỏ hương sen, em về. Yêu dấu như thế đó, mưa suốt ngày, mưa rất mau đã phủ dụ tôi môi mặn mùi cỏ rối. Nhân loại mai sau bao đời, vẫn thơm mùi ngực em chín tới. Nhưng Yêu dấu, cuối cùng, chỉ những con sẻ nâu lạc đàn, gom đủ từ tâm bảo tôi hãy lắng nguôi ảo tưởng, lắng nguôi đợi chờ. Bởi em, bởi Yêu dấu chính là tổng số phỉng gạt êm đềm nhung lụa tôi kia công lại, như thể đó là tất cả khẩu phần thực phẩm đời tôi an bày, khẩu phần thực phẩm đời tôi hư vô, khẩu phần thực phẩm đời tôi, đợi chết
23/9/10
Biển sương mù
Thế rồi một ngày nọ Bastian đi tới một bãi biển kia. Thoạt tiên nó nghĩ như thế. Đó là một bãi biển toàn đá tảng dốc đứng. Trước mắt nó, biển trải rộng ra từ những con sóng trắng xóa đông cứng. Mãi sau nó mới nhận ra rằng những con sóng kia không thật bất động, chúng xê dịch rất chậm chạp, tạo ra thủy triều và những con nước xoáy, nhưng khó nhận thấy như sự chuyển động của chiếc kim giờ.
Đó chính là biển sương mù !
Bastian đi dọc theo bờ biển dốc đứng. Trời ấm, ẩm ướt và không một chút gió. Lúc ấy vẫn còn là sáng sớm, nắng chiếu trên lớp sương mù trắng như tuyết đến tận chân trời.
Bastian đi tới đi lui suốt mấy giờ đồng hồ như thế, đến gần trưa nó gặp một thị trần nhà sàn trên biển sương, cách đất liền khá xa. Một chiếc cầu treo dài bềnh bồng nối thành phố này với một mũi của bờ đá. Nó chao qua đảo lại khi Bastian bước trên đó.
Nhà cửa tương đối nhỏ. Cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang như được làm cho trẻ con. Mà quả thật, những con người qua lại trên đường phố chỉ lớn như trẻ con, tuy họ toàn là những người đàn ông lớn tuổi râu ria rậm rạp hoặc đàn bà tóc búi cao. Đặc biệt là họ rất giống nhau khiến không phân biệt nổi. Mặt họ màu nâu sẫm như đất ướt, trông hiền lành và trầm lặng. Thấy Bastian họ chỉ gật đầu chứ không chào hỏi. Họ có vẻ rất ít nói, họa hoằn lắm mới nghe một tiếng gọi trên đường phố hay ngõ hẹp, dù sinh hoạt ở đây rất nhộn nhịp. Cũng không hề thấy ai đi một mình, bao giờ họ cũng đi từng nhóm lớn hay nhỏ, khoác hoặc nắm tay nhau.
Nhìn kĩ Bastian mới thấy nhà cửa của họ đều được đan lát cùng một kiểu, nhà này thô hơn, nhà nọ khéo hơn, thậm chí mặt đường cũng đan lát luôn. Sau hết nó thấy ngay đến cả y phục của họ: quần, váy, áo khoác, mũ cũng đều đan lát như thế cả, dĩ nhiên rất khéo và đầy thẩm mỹ. Xem ra ở đây người ta làm gì cũng đều với một chất liệu giống nhau.
Đây đó Bastian có dịp liếc vào những nơi làm việc khác nhau của các thợ thủ công; ai nấy mải miết với những món hàng đan lát: giầy dép, cốc vại, đèn, ly, tách, dù đi mưa ... thảy thảy đều bện. Mà không ai làm việc riêng một mình, vì tất cả những món này chỉ có thể do hợp tác mới thành được. Thật thú vị được thấy họ khéo léo tiếp tay nhau đến mức nào, việc người ngày luôn bổ sung cho việc của người kia. Thường thì họ vừa làm vừa ngân nga những giai điệu đơn giản không lời.
Thành phố không lớn lắm nến Bastian nhanh chóng ra tới vành đai. Cảnh tượng nó nhìn thấy tỏ rõ đây là một thành phố của những người đi biển vì có đến hàng trăm tàu thuyền đủ loại, đủ cỡ. Nhưng quả là một thành phố hơi khác thường của những người đi biển, vì mọi tàu bè, chiếc này cạnh chiếc kia, đều móc vào những chiếc cần câu khổng lồ, lơ lửng đung đưa trên mặt biển sâu mà khối sương mù trắng dầy đặc kéo qua. Ngoài ra các tàu bè này hình như cũng đều được đan lát cả, không buồm, không cột buồm, không mái chèo và bánh lái.
Bastian cúi người qua thanh chắn nhìn biển sương mù. Qua bóng những chiếc cọc đỡ thành phố này được nắng chiếu trên màn sương trắng, Bastian có thể đoán được những cọc ấy cao mức nào
- Đêm đêm, nó nghe thấy tiếng người nói bên canh, sương mù dâng cao ngang thành phố. Bấy giờ chúng tôi có thể ra khơi được. Còn ban ngày mặt trời xé toang màn sướng khiến mặt biển xuống thấp. Đó là điều một khách lạ như anh muốn biết, chứ gì ?
Ba người đàn ống đứng tựa vào những thanh chắn cạnh Bastian hiền lành và thân mật nhìn nó. Nó bắt chuyện với họ và được biết thành phố này tến là Yskal hay còn gọi là " Thành phố Đan lát" . Cư dân ở đây gọi là người Yskalari, đại khái có nghĩa là "những người trong cộng đồng". Ba người này làm nghề đi biển sương mù. Bastian muốn giấu tên để khỏi bị nhận ra, nên bịa rằng nó tên là Một. Ba thủy thủ kia bảo rằng họ không có tên riêng, không cần thiết. Họ đều là người Yskalari, theo họ thế cũng đủ.
Lúc ấy đúng giờ ăn trưa nên họ mời Bastian đi với họ. Bastian cám ơn và nhận lời. Trong lúc cùng nhau ngồi dùng bữa tại một quán ăn gần đó, Bastian được biết mọi điều về Yskal và cư dân của thành phố này.
Biển sương mù kia, mà họ gọi là Skaidan, là một đại dương sương mù bao la ngăn đôi vương quốc Tưởng Tượng. Biển Skaidan sâu cỡ nào, cũng như khối sương mù mênh mông kia từ đâu mà ra thì chưa có ai tìm hiểu. Tất nhiên người ta vẫn hoàn toàn thở được dưới mặt biển, từ bờ, nơi sương mù tương đối mỏng, người ta vẫn có thể đi được một đoạn ngắn trên đáy biển, nhưng phải buộc dây để được kéo vào, vì sương mù này có đặc tính là trong một khoảng thời gian rất ngắn nó khiến người ta mất hết khả năng xác định phương hướng. Nhiều kẻ, hoặc ngông cuồng hoặc khinh suất, đã bỏ mạng chỉ vì một mình đi bộ qua Skaidan. Chỉ có một số ít được cứu thoát. Cách của người Yskalari là phương cách duy nhất qua được bờ bên kia của biển sương mù.
Ấy là bởi vì mọi thứ đan lát của họ - từ đó làm nên nhà cửa, mọi vật dụng, áo quần, cho đến thuyền bè - đều làm từ một loại cói mọc gần bờ, dưới mặt biển sương mù. Qua những gì vừa nói thì dễ thấy rằng việc cắt thứ cói này là chuyện mạo hiểm tới tính mạng. Thứ cói này tuy rất dẻo, thậm chí mềm nhũn trong không khí bình thường, nhưng trong sương mù nó lại mọc thẳng băng, vì nó nhẹ hơn sương mù nên nổi trên đó. Chính vì thế mà thuyền bè làm bắng cói cũng nổi trên làn sương. Áo quần của người Yskalari do đó đồng thời là một loại phao cấp cứu, phòng khi ngã xuống biển sương.
Nhưng đó chưa phải là điều bí mật nhất của người Yskalari và chưa cắt nghĩa được lí do của tính tập thể độc đáo bao trùm mọi hoạt động của họ. Bastian sớm nhận thấy hình như họ không hề biết đến cái từ "tôi", ít ra nó không hề nghe thấy họ dùng từ này, mà chỉ toàn nói "chúng tôi". Lý do tại sao thì mãi sau này nó mới tìm ra.
Khi Bastian biết được, qua lời trò chuyện của ba thủy thủ, rằng họ sẽ ra khơi tối hôm ấy, nó liền hỏi họ có chịu thu nhận nó làm thằng nhỏ giúp việc trên tàu không. Họ mới cho nó biết rằng đi biển Skaidan khác nhiều đi trên những biển khác, vì không biết sẽ đi bao lâu và cập bến nơi nào. Bastian đáp như thế thật đúng ý nó và họ bằng lòng cho nó đi theo.
Khi màn đêm buông xuống thì sương mù dâng lên như chờ đợi. Gần nửa đêm thì cao mấp mé nền thành phố Đan lát. Bấy giờ mọi thuyền bè - trước đây lơ lửng trong không khí - bồng bềnh trên mặt sương trắng. Chiếc tàu có Bastian - một xà lan phẳng, dài khoảng 30 mét - được gỡ thừng cột, liền từ từ trôi ra xa biển sương mù trong đêm tối.
Thoạt nhìn Bastian đã tự hỏi loài tàu này trôi đi nhờ sức đẩy nào, vì tàu không có buồm, mái chèo hay chân vịt. Buồm, người ta giải thích, chẳng ăn thua gì vì trên Skaidan hầu như luôn lặng gió, mái chèo hay chân vịt lại càng không dùng được trên sương mù. Sức đẩy thuyền là một sức khác hẳn.
Chính giữa sàn thuyền có một cái bệ tròn, hơi nhô cao. Bastian đã trông thấy ngay từ đầu, song ngỡ là một đài chỉ huy hay gì đó tương tự. Suốt chuyến đi thường xuyên có 2 thủy thủ, có khi 3 hay 4 hoặc nhiều hơn nữa đứng trên đó ( trên tàu có cả thảy 14 người - không kể Bastian ). Những người trên bệ này bá vai nhau, ngó về hướng tàu đi. Thoạt trông cứ tưởng họ đứng bất động,. Nhìn kĩ mới thấy họ lắc lư rất chậm chạp và đồng bộ trong một điệu múa. Họ vừa múa vừa lặp đi lặp lại một khúc nhạc đơn giản rất du dương.
Mới đầu Bastian cho rằng hành động lạ lùng này là một nghi thức hay tập tục lạ nào đó mà nó không hiểu ý nghĩa. Mãi đến ngày thứ 3 của chuyến đi nó mới hỏi 1 trong 3 thủy thủ quen đang ngồi cạnh. Người này tỏ vẻ sửng sốt trước sự ngạc nhiên của Bastian, mới giải thích rằng họ làm như thế để dùng sức tưởng tượng của họ đẩy tàu đi.
Thoạt tiên Bastian chịu không hiểu nổi, liền hỏi có phải họ khởi động bằng cách nào đó những bánh xe ẩn kín đâu đấy.
- Không, người đi biển sương mù này đáp, khi cậu muốn cử động đôi chân thì chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ hay cậu còn phải đạp chân trên hệ thống bánh xe nữa ?
Sự khác biệt giữa cơ thể con người và con tàu chỉ ở chỗ ít nhất 2 Yskalari phải nhập sức tưởng tượng của họ hoàn toàn thành một. Chỉ nhập được sức thì mới tạo ra được lực đẩy. Muốn đi nhanh hơn phải có nhiều người hợp lại. Bình thường họ làm việc mỗi ca 3 người, những người kia nghỉ ngơi. Vì trông thì nhẹ nhàng và thanh nhã nhưng đó là một việc nặng nhọc, đòi hỏi tập trung ghê gớm và liên tục. Đó là cách duy nhất để có thể di chuyển trên Skaidan.
Thế là Bastian liền theo những người thủy thủ học điều bí mật của tính tập thể của họ: điệu múa và bài hát không lời.
Rồi dần dần, trong chuyến vượt biển dài đằng đẵng này nó trở thành một người trong bọn họ. Thật sự là một cảm xúc độc đáo không diễn tả nổi của sự quên hết ngoại cảnh và hòa điệu Bastian cảm nhận được trong lúc múa hát, khi sức tưởng tượng của nó hòa với sức tưởng tượng của những người khác thành một sức chung. Nó thật sự đã được thu nhận vào tập thể của họ, gắn bó với họ. Đồng thời nó mất dần kí ức rằng trong cái thế giới của nó - từ đó nó tới đây và hiện đang tìm đường quay trở về - ai cũng có quan điểm và ý kiến riêng. Điều duy nhất nó còn nhớ mang máng là ngôi nhà của nó và bố mẹ nó.
Nhưng ở nơi sâu thẳm của trái tim nó vẫn còn một ước mơ khác đang chớm nhú, ngoài ước mơ hết bị lẻ loi.
Bastian lần đầu tiên để ý đến những người Yskalari đạt được điều chung nhất không phải vì họ hòa đồng những cách suy nghĩ vốn dĩ hoàn toàn khác nhau, mà vì họ giống hệt nhau, thành ra họ không cần cố gắng mà vẫn cảm thấy tính tập thể. Ngược lại họ hoàn toàn không có cơ hội để tranh cãi hay bất đồng, vì không ai trong bọn họ thấy mình là một cá nhân. Họ không phải vượt qua mâu thuẫn nào để có hòa đồng. Chính sự dễ dàng này khiến Bastian dần dần thấy là không ổn. Nó thấy tính hiền lành của họ chán ngắt, khúc nhạc muôn thủa của họ thật đơn điệu. Nó thấy thiếu gì đó, khao khát gì đó mà không thể diễn tả được.
Một ngày nọ Bastian vỡ lẽ ra điều mình khao khát ất. Số là hôm đó mọi người thấy một con quạ - sương - mù khổng lồ bay lượn trên bầu trời cao. các thủy thủ Yskalari hốt hoảng trốn thật lẹ dưới tấm bạt. Nhưng một người không trốn kịp bị con quái vật kia rít lên một tiếng, sà xuống đớp tha đi mất.
Khi tai họa đã qua, những người Yskalari chui ra, tiếp tục chuyến hải hành. Họ lại nhảy múa, ca hát như chẳng có chuyện gì xảy ra. Mối hòa đồng của họ không mảy may bị xáo trộn, họ không hề hay ngỏ lời thương xót kẻ bất hạnh nọ.
- Không, một người đáp khi Bastian hỏi, chúng tôi chẳng thấy mất mát gì cả. Chúng tôi phải than vãn nỗi gì chứ ?
Với họ một cá nhân không đáng kể. Và bởi vì họ chẳng có gì khác nhau, thành ra chẳng có ai là không thay thế được.
Nhưng Bastian lại muốn là một cá thể, là một kẻ nào đó chứ không chỉ là một trong muôn vàn. Nó muốn được yêu thương bởi chính nó là như thế. Trong cộng đồng Yskalari này có hòa đồng, nhưng không có tình thương.
Nó hết còn muốn làm kẻ vĩ đại nhất, khỏe nhất, khôn ngoan nhất nữa. Những chuyện ấy đã qua rồi. Nó khao khát được yêu thương như nó là, dù nó tốt hay không tốt, đẹp hay xấu, khôn ngoan hay đần độn, yêu thương với mọi khuyết điểm của nó, thậm chí chính vì những khuyết điểm ấy.
Mà nó là một kẻ như thế nào ?
Nó không biết nữa. Nó học được nhiều thứ ở vương quốc Tưởng Tượng, thành ra bây giờ tài năng đầy người mà không tìm lại được chính mình.
Từ hôm ấy nó không tham gia múa hát với đoàn thủy thủ nữa. Nó ngồi tuốt ở mũi tàu nhìn Skaidan suốt nhiều ngày, thậm chí suốt nhiều đêm.
Cuối cùng đã tới bờ bên kia. Con tàu chạy biển sương mù cập bến. Bastian cám ơn các thủy thủ Yskalari rồi lên bờ.
Đây là một vùng đất đầy hoa hồng, những rừng hoa hồng đủ màu sắc. Giữa rừng hoa hồng mênh mông là một con đường mòn uốn khúc.
Bastian đi theo con đường đó.
Đó chính là biển sương mù !
Bastian đi dọc theo bờ biển dốc đứng. Trời ấm, ẩm ướt và không một chút gió. Lúc ấy vẫn còn là sáng sớm, nắng chiếu trên lớp sương mù trắng như tuyết đến tận chân trời.
Bastian đi tới đi lui suốt mấy giờ đồng hồ như thế, đến gần trưa nó gặp một thị trần nhà sàn trên biển sương, cách đất liền khá xa. Một chiếc cầu treo dài bềnh bồng nối thành phố này với một mũi của bờ đá. Nó chao qua đảo lại khi Bastian bước trên đó.
Nhà cửa tương đối nhỏ. Cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang như được làm cho trẻ con. Mà quả thật, những con người qua lại trên đường phố chỉ lớn như trẻ con, tuy họ toàn là những người đàn ông lớn tuổi râu ria rậm rạp hoặc đàn bà tóc búi cao. Đặc biệt là họ rất giống nhau khiến không phân biệt nổi. Mặt họ màu nâu sẫm như đất ướt, trông hiền lành và trầm lặng. Thấy Bastian họ chỉ gật đầu chứ không chào hỏi. Họ có vẻ rất ít nói, họa hoằn lắm mới nghe một tiếng gọi trên đường phố hay ngõ hẹp, dù sinh hoạt ở đây rất nhộn nhịp. Cũng không hề thấy ai đi một mình, bao giờ họ cũng đi từng nhóm lớn hay nhỏ, khoác hoặc nắm tay nhau.
Nhìn kĩ Bastian mới thấy nhà cửa của họ đều được đan lát cùng một kiểu, nhà này thô hơn, nhà nọ khéo hơn, thậm chí mặt đường cũng đan lát luôn. Sau hết nó thấy ngay đến cả y phục của họ: quần, váy, áo khoác, mũ cũng đều đan lát như thế cả, dĩ nhiên rất khéo và đầy thẩm mỹ. Xem ra ở đây người ta làm gì cũng đều với một chất liệu giống nhau.
Đây đó Bastian có dịp liếc vào những nơi làm việc khác nhau của các thợ thủ công; ai nấy mải miết với những món hàng đan lát: giầy dép, cốc vại, đèn, ly, tách, dù đi mưa ... thảy thảy đều bện. Mà không ai làm việc riêng một mình, vì tất cả những món này chỉ có thể do hợp tác mới thành được. Thật thú vị được thấy họ khéo léo tiếp tay nhau đến mức nào, việc người ngày luôn bổ sung cho việc của người kia. Thường thì họ vừa làm vừa ngân nga những giai điệu đơn giản không lời.
Thành phố không lớn lắm nến Bastian nhanh chóng ra tới vành đai. Cảnh tượng nó nhìn thấy tỏ rõ đây là một thành phố của những người đi biển vì có đến hàng trăm tàu thuyền đủ loại, đủ cỡ. Nhưng quả là một thành phố hơi khác thường của những người đi biển, vì mọi tàu bè, chiếc này cạnh chiếc kia, đều móc vào những chiếc cần câu khổng lồ, lơ lửng đung đưa trên mặt biển sâu mà khối sương mù trắng dầy đặc kéo qua. Ngoài ra các tàu bè này hình như cũng đều được đan lát cả, không buồm, không cột buồm, không mái chèo và bánh lái.
Bastian cúi người qua thanh chắn nhìn biển sương mù. Qua bóng những chiếc cọc đỡ thành phố này được nắng chiếu trên màn sương trắng, Bastian có thể đoán được những cọc ấy cao mức nào
- Đêm đêm, nó nghe thấy tiếng người nói bên canh, sương mù dâng cao ngang thành phố. Bấy giờ chúng tôi có thể ra khơi được. Còn ban ngày mặt trời xé toang màn sướng khiến mặt biển xuống thấp. Đó là điều một khách lạ như anh muốn biết, chứ gì ?
Ba người đàn ống đứng tựa vào những thanh chắn cạnh Bastian hiền lành và thân mật nhìn nó. Nó bắt chuyện với họ và được biết thành phố này tến là Yskal hay còn gọi là " Thành phố Đan lát" . Cư dân ở đây gọi là người Yskalari, đại khái có nghĩa là "những người trong cộng đồng". Ba người này làm nghề đi biển sương mù. Bastian muốn giấu tên để khỏi bị nhận ra, nên bịa rằng nó tên là Một. Ba thủy thủ kia bảo rằng họ không có tên riêng, không cần thiết. Họ đều là người Yskalari, theo họ thế cũng đủ.
Lúc ấy đúng giờ ăn trưa nên họ mời Bastian đi với họ. Bastian cám ơn và nhận lời. Trong lúc cùng nhau ngồi dùng bữa tại một quán ăn gần đó, Bastian được biết mọi điều về Yskal và cư dân của thành phố này.
Biển sương mù kia, mà họ gọi là Skaidan, là một đại dương sương mù bao la ngăn đôi vương quốc Tưởng Tượng. Biển Skaidan sâu cỡ nào, cũng như khối sương mù mênh mông kia từ đâu mà ra thì chưa có ai tìm hiểu. Tất nhiên người ta vẫn hoàn toàn thở được dưới mặt biển, từ bờ, nơi sương mù tương đối mỏng, người ta vẫn có thể đi được một đoạn ngắn trên đáy biển, nhưng phải buộc dây để được kéo vào, vì sương mù này có đặc tính là trong một khoảng thời gian rất ngắn nó khiến người ta mất hết khả năng xác định phương hướng. Nhiều kẻ, hoặc ngông cuồng hoặc khinh suất, đã bỏ mạng chỉ vì một mình đi bộ qua Skaidan. Chỉ có một số ít được cứu thoát. Cách của người Yskalari là phương cách duy nhất qua được bờ bên kia của biển sương mù.
Ấy là bởi vì mọi thứ đan lát của họ - từ đó làm nên nhà cửa, mọi vật dụng, áo quần, cho đến thuyền bè - đều làm từ một loại cói mọc gần bờ, dưới mặt biển sương mù. Qua những gì vừa nói thì dễ thấy rằng việc cắt thứ cói này là chuyện mạo hiểm tới tính mạng. Thứ cói này tuy rất dẻo, thậm chí mềm nhũn trong không khí bình thường, nhưng trong sương mù nó lại mọc thẳng băng, vì nó nhẹ hơn sương mù nên nổi trên đó. Chính vì thế mà thuyền bè làm bắng cói cũng nổi trên làn sương. Áo quần của người Yskalari do đó đồng thời là một loại phao cấp cứu, phòng khi ngã xuống biển sương.
Nhưng đó chưa phải là điều bí mật nhất của người Yskalari và chưa cắt nghĩa được lí do của tính tập thể độc đáo bao trùm mọi hoạt động của họ. Bastian sớm nhận thấy hình như họ không hề biết đến cái từ "tôi", ít ra nó không hề nghe thấy họ dùng từ này, mà chỉ toàn nói "chúng tôi". Lý do tại sao thì mãi sau này nó mới tìm ra.
Khi Bastian biết được, qua lời trò chuyện của ba thủy thủ, rằng họ sẽ ra khơi tối hôm ấy, nó liền hỏi họ có chịu thu nhận nó làm thằng nhỏ giúp việc trên tàu không. Họ mới cho nó biết rằng đi biển Skaidan khác nhiều đi trên những biển khác, vì không biết sẽ đi bao lâu và cập bến nơi nào. Bastian đáp như thế thật đúng ý nó và họ bằng lòng cho nó đi theo.
Khi màn đêm buông xuống thì sương mù dâng lên như chờ đợi. Gần nửa đêm thì cao mấp mé nền thành phố Đan lát. Bấy giờ mọi thuyền bè - trước đây lơ lửng trong không khí - bồng bềnh trên mặt sương trắng. Chiếc tàu có Bastian - một xà lan phẳng, dài khoảng 30 mét - được gỡ thừng cột, liền từ từ trôi ra xa biển sương mù trong đêm tối.
Thoạt nhìn Bastian đã tự hỏi loài tàu này trôi đi nhờ sức đẩy nào, vì tàu không có buồm, mái chèo hay chân vịt. Buồm, người ta giải thích, chẳng ăn thua gì vì trên Skaidan hầu như luôn lặng gió, mái chèo hay chân vịt lại càng không dùng được trên sương mù. Sức đẩy thuyền là một sức khác hẳn.
Chính giữa sàn thuyền có một cái bệ tròn, hơi nhô cao. Bastian đã trông thấy ngay từ đầu, song ngỡ là một đài chỉ huy hay gì đó tương tự. Suốt chuyến đi thường xuyên có 2 thủy thủ, có khi 3 hay 4 hoặc nhiều hơn nữa đứng trên đó ( trên tàu có cả thảy 14 người - không kể Bastian ). Những người trên bệ này bá vai nhau, ngó về hướng tàu đi. Thoạt trông cứ tưởng họ đứng bất động,. Nhìn kĩ mới thấy họ lắc lư rất chậm chạp và đồng bộ trong một điệu múa. Họ vừa múa vừa lặp đi lặp lại một khúc nhạc đơn giản rất du dương.
Mới đầu Bastian cho rằng hành động lạ lùng này là một nghi thức hay tập tục lạ nào đó mà nó không hiểu ý nghĩa. Mãi đến ngày thứ 3 của chuyến đi nó mới hỏi 1 trong 3 thủy thủ quen đang ngồi cạnh. Người này tỏ vẻ sửng sốt trước sự ngạc nhiên của Bastian, mới giải thích rằng họ làm như thế để dùng sức tưởng tượng của họ đẩy tàu đi.
Thoạt tiên Bastian chịu không hiểu nổi, liền hỏi có phải họ khởi động bằng cách nào đó những bánh xe ẩn kín đâu đấy.
- Không, người đi biển sương mù này đáp, khi cậu muốn cử động đôi chân thì chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ hay cậu còn phải đạp chân trên hệ thống bánh xe nữa ?
Sự khác biệt giữa cơ thể con người và con tàu chỉ ở chỗ ít nhất 2 Yskalari phải nhập sức tưởng tượng của họ hoàn toàn thành một. Chỉ nhập được sức thì mới tạo ra được lực đẩy. Muốn đi nhanh hơn phải có nhiều người hợp lại. Bình thường họ làm việc mỗi ca 3 người, những người kia nghỉ ngơi. Vì trông thì nhẹ nhàng và thanh nhã nhưng đó là một việc nặng nhọc, đòi hỏi tập trung ghê gớm và liên tục. Đó là cách duy nhất để có thể di chuyển trên Skaidan.
Thế là Bastian liền theo những người thủy thủ học điều bí mật của tính tập thể của họ: điệu múa và bài hát không lời.
Rồi dần dần, trong chuyến vượt biển dài đằng đẵng này nó trở thành một người trong bọn họ. Thật sự là một cảm xúc độc đáo không diễn tả nổi của sự quên hết ngoại cảnh và hòa điệu Bastian cảm nhận được trong lúc múa hát, khi sức tưởng tượng của nó hòa với sức tưởng tượng của những người khác thành một sức chung. Nó thật sự đã được thu nhận vào tập thể của họ, gắn bó với họ. Đồng thời nó mất dần kí ức rằng trong cái thế giới của nó - từ đó nó tới đây và hiện đang tìm đường quay trở về - ai cũng có quan điểm và ý kiến riêng. Điều duy nhất nó còn nhớ mang máng là ngôi nhà của nó và bố mẹ nó.
Nhưng ở nơi sâu thẳm của trái tim nó vẫn còn một ước mơ khác đang chớm nhú, ngoài ước mơ hết bị lẻ loi.
Bastian lần đầu tiên để ý đến những người Yskalari đạt được điều chung nhất không phải vì họ hòa đồng những cách suy nghĩ vốn dĩ hoàn toàn khác nhau, mà vì họ giống hệt nhau, thành ra họ không cần cố gắng mà vẫn cảm thấy tính tập thể. Ngược lại họ hoàn toàn không có cơ hội để tranh cãi hay bất đồng, vì không ai trong bọn họ thấy mình là một cá nhân. Họ không phải vượt qua mâu thuẫn nào để có hòa đồng. Chính sự dễ dàng này khiến Bastian dần dần thấy là không ổn. Nó thấy tính hiền lành của họ chán ngắt, khúc nhạc muôn thủa của họ thật đơn điệu. Nó thấy thiếu gì đó, khao khát gì đó mà không thể diễn tả được.
Một ngày nọ Bastian vỡ lẽ ra điều mình khao khát ất. Số là hôm đó mọi người thấy một con quạ - sương - mù khổng lồ bay lượn trên bầu trời cao. các thủy thủ Yskalari hốt hoảng trốn thật lẹ dưới tấm bạt. Nhưng một người không trốn kịp bị con quái vật kia rít lên một tiếng, sà xuống đớp tha đi mất.
Khi tai họa đã qua, những người Yskalari chui ra, tiếp tục chuyến hải hành. Họ lại nhảy múa, ca hát như chẳng có chuyện gì xảy ra. Mối hòa đồng của họ không mảy may bị xáo trộn, họ không hề hay ngỏ lời thương xót kẻ bất hạnh nọ.
- Không, một người đáp khi Bastian hỏi, chúng tôi chẳng thấy mất mát gì cả. Chúng tôi phải than vãn nỗi gì chứ ?
Với họ một cá nhân không đáng kể. Và bởi vì họ chẳng có gì khác nhau, thành ra chẳng có ai là không thay thế được.
Nhưng Bastian lại muốn là một cá thể, là một kẻ nào đó chứ không chỉ là một trong muôn vàn. Nó muốn được yêu thương bởi chính nó là như thế. Trong cộng đồng Yskalari này có hòa đồng, nhưng không có tình thương.
Nó hết còn muốn làm kẻ vĩ đại nhất, khỏe nhất, khôn ngoan nhất nữa. Những chuyện ấy đã qua rồi. Nó khao khát được yêu thương như nó là, dù nó tốt hay không tốt, đẹp hay xấu, khôn ngoan hay đần độn, yêu thương với mọi khuyết điểm của nó, thậm chí chính vì những khuyết điểm ấy.
Mà nó là một kẻ như thế nào ?
Nó không biết nữa. Nó học được nhiều thứ ở vương quốc Tưởng Tượng, thành ra bây giờ tài năng đầy người mà không tìm lại được chính mình.
Từ hôm ấy nó không tham gia múa hát với đoàn thủy thủ nữa. Nó ngồi tuốt ở mũi tàu nhìn Skaidan suốt nhiều ngày, thậm chí suốt nhiều đêm.
Cuối cùng đã tới bờ bên kia. Con tàu chạy biển sương mù cập bến. Bastian cám ơn các thủy thủ Yskalari rồi lên bờ.
Đây là một vùng đất đầy hoa hồng, những rừng hoa hồng đủ màu sắc. Giữa rừng hoa hồng mênh mông là một con đường mòn uốn khúc.
Bastian đi theo con đường đó.
Trích Chương XXIII - Chuyện dài bất tận
Micheal Ende
"About all you can do in life is be who you are. some people will love you for you. Most will love you for what you can do for them, and some won't like you at all."
Rita Mae Brown
Micheal Ende
"About all you can do in life is be who you are. some people will love you for you. Most will love you for what you can do for them, and some won't like you at all."
Rita Mae Brown
9/9/10
Chú Quay và ả Bóng
Một chú Quay và một ả Bóng cùng ở cạnh nhau trong một hộp đựng đồ chơi. Quay bảo Bóng:
- Chúng ta cùng phải sống suốt đời bên nhau sao lại không đính hôn với nhau nhỉ??
Nhưng cô ả Bóng , bọc bằng một loại da dê mịn và đẹp, nên kiêu kỳ chẳng kém gì một tiểu thư khuê các, không thèm trả lời. Ngày hôm sau ,cậu bé con có hộp đồ chơi đem Quay ra sơn vàng sơn đỏ, rồi trang điểm cho chú một chiếc đanh đồng mới tinh. Khi chú quay người chú loáng lên vì màu sắc rực rỡ.Quay bảo Bóng:
- Hãy ngắm tôi một tí nào! Giờ thì cô thấy tôi thế nào? Chúng ta đính hôn với nhau được chưa nhỉ? Chúng mình sinh ra thật xứng đôi vừa lứa. Cô nhảy, tôi quay, còn có cặp vợ chồng nào hạn phúc hơn chúng ta nữa kia chứ!
Bóng đáp:
- Úi chà, tưởng bở ! thế anh không biết cha, mẹ tôi đều là những đôi giày băng túp da dẻ tuyệt đẹp và người tôi bằng lie Tây Ban Nha hay sao?
Quay cãi:
- Hay lắm! nhưng cô nên biết rằng chính tôi cũng toàn bằng vàng tam đấy nhé! Người sinh ra tôi chẳng phải ai xa lạ , chính là ông thị trưởng thành phố, những khi nhàn rỗi, ông tiện chơi đủ các vật xinh đẹp và tôi là tác phẩm của ông ấy đấy.
Cô ả Bóng hơi dịu giọng một chút và hỏi:
- Anh nói thật đấy chứ?
Quay thề luôn:
- Tôi mà nói sai thì từ nay đừng có ai thèm đánh quay này nữa
- Anh quả là biết đề cao. Nhưng anh nên biết rằng việc này không thể được. Tôi gần như hứa hôn với một chàng chim Nhạn. Mỗi lần tôi bay lên không chàng lại thò đầu ra khỏi tổ mà tỏ tình, âu yếm. Trong thâm tâm tôi, tôi đã bằng lòng lấy chàng từ lâu rồi và chúng tôi đã gần như hứa hôn với nhau. Nhưng tôi rất quí trọng tấm tình của anh và xin hứa chẳng bao giờ quên anh đâu.
Quay buồn bã thở dài:
- Thế có lẽ cũng đã tốt rồi đấy, nhưng cũng chẳng đủ an ủi tôi đâu cô ạ!
Đó là những lời trao đổi cuối cùng của chúng. Ngày hôm sau cậu bé con lấy Bóng ra chơi và đập cho bóng nẩy lên không trung. Cô ả lao lên như một con chim. Quay thấy Bóng mất hút đi một lúc. Mỗi lần cô ả chạm đất là để nẩy lên cao, chẳng biết cô ả muốn nhảy lên tận cổ chàng nhạn hay chỉ vì tác dụng của chất lie. Nẩy đến cái thứ chín, ngang đường cô ả biến mất. Cậu bé con tìm đi tìm lại mãi chẳng thấy dấu vết của Bóng, cô ả đã mất tích.
Quay thở ra than rằng:
- Ta biết nàng đi đâu rồi, ở trong tổ chim nhạn chứ đâu nữa? chắc họ lấy nhau rồi còn gì?
Thế rồi càng nghĩ đến Bóng , Quay lại càng cảm thấy nhớ tiếc. Từ khi không gặp lại Bóng nữa, Quay ta lại càng cảm thấy yêu cô nàng hơn bao giờ hết. Bóng đã trở thành vợ kẻ khác, điều đó là Quay ta rất buồn bã. Tuy nhiên, Quay vẫn tiếp tục nhảy múa và réo vù vù. Nhưng chú luôn tưởng nhớ đến nàng Bóng và trong trí tưởng tượng của chú, cô ả ngày càng đẹp mê hồn hơn trước. Cái đó trở thành cái mà người ta gọi là mối tình xưa. Quay chẳng còn trẻ nữa, một hôm người ta đem chú ra sơn kín bằng kim nhủ để làm trò chơi cho đứa trẻ khác. Chưa bao giờ Quay lại bóng bấy như thế. Thật thích thú khi thấy chú ta quay lượn và lấp lánh như mặt trời con. Ôi chao, nếu lúc này mà Bóng nhìn thấy Quay thì phải biết . Bỗng Quay vấp phải hòn đá và nẩy bật ra xa. Chẳng ai biết mà chẳng ai trông thấy chú: chú ngất lịm đi và biến đâu mất. Người ta tìm Quay khắp chốn, tìm cả trong hầm rượu xem chú bị lọt mà rơi xuống hay không. Chẳng thấy gì cả.Thế thì Quay đi đâu? Rơi vào thùng rác hay giữa các đám bụi rậm, vỏ khoai, cuộng bắp cải và rác rưởi bẩn thỉu.
Quay tự hỏi:
- Thế là tong cái nước sơn kim nhủ óng ả của mình rồi đây sẽ ra sao nhỉ ? than ôi, xem nào, xem nào cái đám cặn bã nào vây quanh mình thế nhỉ?
Chú ngó quanh quẩn, thấy một cuộn rau diếp thối và một vật nhỏ tròn tròn trông giống một quả táo héo: đó là một quả bóng đã nhiều năm trong ống máng và giờ đây vẫn đẫm nước mưa. Chợt thấy chú Quay thép vàng, ả Bóng bằng nói ngay:
- Ơn trời, thế là cuối cùng cũng gặp người bằng vai phải lứa để mà chuyện trò. Anh cũng thấy đây, tôi bằng lie Tây Ban Nha bọc toàn bằng da dê và chính tiểu thư xinh đẹp đã khâu ra tôi đấy. Vâng, bây giờ thì chẳng ai tin , nhưng đúng là như vậy. Tôi sắp sửa lấy một chàng chim Nhạn thì bị bén ngay vào một vái máng nước và nằm chết dí ở đây năm năm nay! Than ôi, nước mưa làm tôi trương phình lên thế này! Nom mới xấu xí làm sao! Tôi cam đoan với anh rằng đó là nhục hình với một tiểu thư con nhà khêu các như tôi.
Quay lặng thinh, chú đang tưởng đến mối tình xưa và đoán ngay đây chính là người chú đã yêu say đắm hồi còn trẻ. Bỗng chị Sen đi tới, định đem thùng rác đổ đi. Chị reo lên:
-Ồ này! Con Quay vàng đây rồi! Chị cầm lấy và đem trả về cho trẻ con. Thế là Quay được sống lại cuộc đời vinh quang. Còn Bóng thì bị quẳng ra ngoài phố. Quay chẳng bao giờ nhắc mối tình xưa nữa khi cô ả trương phềnh vì nước mưa, nom rúm ró và gớm ghiếc, cu cậu đã lờ đi, không nhận cô ả nữa.
- Chúng ta cùng phải sống suốt đời bên nhau sao lại không đính hôn với nhau nhỉ??
Nhưng cô ả Bóng , bọc bằng một loại da dê mịn và đẹp, nên kiêu kỳ chẳng kém gì một tiểu thư khuê các, không thèm trả lời. Ngày hôm sau ,cậu bé con có hộp đồ chơi đem Quay ra sơn vàng sơn đỏ, rồi trang điểm cho chú một chiếc đanh đồng mới tinh. Khi chú quay người chú loáng lên vì màu sắc rực rỡ.Quay bảo Bóng:
- Hãy ngắm tôi một tí nào! Giờ thì cô thấy tôi thế nào? Chúng ta đính hôn với nhau được chưa nhỉ? Chúng mình sinh ra thật xứng đôi vừa lứa. Cô nhảy, tôi quay, còn có cặp vợ chồng nào hạn phúc hơn chúng ta nữa kia chứ!
Bóng đáp:
- Úi chà, tưởng bở ! thế anh không biết cha, mẹ tôi đều là những đôi giày băng túp da dẻ tuyệt đẹp và người tôi bằng lie Tây Ban Nha hay sao?
Quay cãi:
- Hay lắm! nhưng cô nên biết rằng chính tôi cũng toàn bằng vàng tam đấy nhé! Người sinh ra tôi chẳng phải ai xa lạ , chính là ông thị trưởng thành phố, những khi nhàn rỗi, ông tiện chơi đủ các vật xinh đẹp và tôi là tác phẩm của ông ấy đấy.
Cô ả Bóng hơi dịu giọng một chút và hỏi:
- Anh nói thật đấy chứ?
Quay thề luôn:
- Tôi mà nói sai thì từ nay đừng có ai thèm đánh quay này nữa
- Anh quả là biết đề cao. Nhưng anh nên biết rằng việc này không thể được. Tôi gần như hứa hôn với một chàng chim Nhạn. Mỗi lần tôi bay lên không chàng lại thò đầu ra khỏi tổ mà tỏ tình, âu yếm. Trong thâm tâm tôi, tôi đã bằng lòng lấy chàng từ lâu rồi và chúng tôi đã gần như hứa hôn với nhau. Nhưng tôi rất quí trọng tấm tình của anh và xin hứa chẳng bao giờ quên anh đâu.
Quay buồn bã thở dài:
- Thế có lẽ cũng đã tốt rồi đấy, nhưng cũng chẳng đủ an ủi tôi đâu cô ạ!
Đó là những lời trao đổi cuối cùng của chúng. Ngày hôm sau cậu bé con lấy Bóng ra chơi và đập cho bóng nẩy lên không trung. Cô ả lao lên như một con chim. Quay thấy Bóng mất hút đi một lúc. Mỗi lần cô ả chạm đất là để nẩy lên cao, chẳng biết cô ả muốn nhảy lên tận cổ chàng nhạn hay chỉ vì tác dụng của chất lie. Nẩy đến cái thứ chín, ngang đường cô ả biến mất. Cậu bé con tìm đi tìm lại mãi chẳng thấy dấu vết của Bóng, cô ả đã mất tích.
Quay thở ra than rằng:
- Ta biết nàng đi đâu rồi, ở trong tổ chim nhạn chứ đâu nữa? chắc họ lấy nhau rồi còn gì?
Thế rồi càng nghĩ đến Bóng , Quay lại càng cảm thấy nhớ tiếc. Từ khi không gặp lại Bóng nữa, Quay ta lại càng cảm thấy yêu cô nàng hơn bao giờ hết. Bóng đã trở thành vợ kẻ khác, điều đó là Quay ta rất buồn bã. Tuy nhiên, Quay vẫn tiếp tục nhảy múa và réo vù vù. Nhưng chú luôn tưởng nhớ đến nàng Bóng và trong trí tưởng tượng của chú, cô ả ngày càng đẹp mê hồn hơn trước. Cái đó trở thành cái mà người ta gọi là mối tình xưa. Quay chẳng còn trẻ nữa, một hôm người ta đem chú ra sơn kín bằng kim nhủ để làm trò chơi cho đứa trẻ khác. Chưa bao giờ Quay lại bóng bấy như thế. Thật thích thú khi thấy chú ta quay lượn và lấp lánh như mặt trời con. Ôi chao, nếu lúc này mà Bóng nhìn thấy Quay thì phải biết . Bỗng Quay vấp phải hòn đá và nẩy bật ra xa. Chẳng ai biết mà chẳng ai trông thấy chú: chú ngất lịm đi và biến đâu mất. Người ta tìm Quay khắp chốn, tìm cả trong hầm rượu xem chú bị lọt mà rơi xuống hay không. Chẳng thấy gì cả.Thế thì Quay đi đâu? Rơi vào thùng rác hay giữa các đám bụi rậm, vỏ khoai, cuộng bắp cải và rác rưởi bẩn thỉu.
Quay tự hỏi:
- Thế là tong cái nước sơn kim nhủ óng ả của mình rồi đây sẽ ra sao nhỉ ? than ôi, xem nào, xem nào cái đám cặn bã nào vây quanh mình thế nhỉ?
Chú ngó quanh quẩn, thấy một cuộn rau diếp thối và một vật nhỏ tròn tròn trông giống một quả táo héo: đó là một quả bóng đã nhiều năm trong ống máng và giờ đây vẫn đẫm nước mưa. Chợt thấy chú Quay thép vàng, ả Bóng bằng nói ngay:
- Ơn trời, thế là cuối cùng cũng gặp người bằng vai phải lứa để mà chuyện trò. Anh cũng thấy đây, tôi bằng lie Tây Ban Nha bọc toàn bằng da dê và chính tiểu thư xinh đẹp đã khâu ra tôi đấy. Vâng, bây giờ thì chẳng ai tin , nhưng đúng là như vậy. Tôi sắp sửa lấy một chàng chim Nhạn thì bị bén ngay vào một vái máng nước và nằm chết dí ở đây năm năm nay! Than ôi, nước mưa làm tôi trương phình lên thế này! Nom mới xấu xí làm sao! Tôi cam đoan với anh rằng đó là nhục hình với một tiểu thư con nhà khêu các như tôi.
Quay lặng thinh, chú đang tưởng đến mối tình xưa và đoán ngay đây chính là người chú đã yêu say đắm hồi còn trẻ. Bỗng chị Sen đi tới, định đem thùng rác đổ đi. Chị reo lên:
-Ồ này! Con Quay vàng đây rồi! Chị cầm lấy và đem trả về cho trẻ con. Thế là Quay được sống lại cuộc đời vinh quang. Còn Bóng thì bị quẳng ra ngoài phố. Quay chẳng bao giờ nhắc mối tình xưa nữa khi cô ả trương phềnh vì nước mưa, nom rúm ró và gớm ghiếc, cu cậu đã lờ đi, không nhận cô ả nữa.
28/8/10
Yêu dấu
Yêu dấu, hãy tin, trí nhớ chàng có khả năng bay tới một cánh rừng. Hãy tin tâm hồn chàng có khả năng trú ngụ trong 1 cọng cỏ,1 bờ vai, 1 mái tóc, 1 chỗ ngồi mà rất lâu, quá lâu Yêu dấu đã bỏ lại. Hãy tin, Yêu dấu, hãy tin đời sống chàng chỉ còn 1 nơi để trí nhớ tìm đến. Dòng máu chàng chỉ còn 1 tinh khiết môi son để tuôn chảy, để làm thành những lời nói dối. Hãy tin, Yêu dấu, hãy tin, hạnh phúc là giỏ hoa làm thành bởi những lời nói dối. Như chăn gối đêm qua đã nói dối chàng rằng Yêu dấu đã trở về với chàng cuối đêm gần sáng. Như thịt da ngậm ngùi buồn bã đêm qua đã nói dối chàng rằng, tóc mượt thanh xuân, ngực đơm hương bưởi. Cũng như hãy tin Yêu dấu, hãy tin, sự thật, đôi ta, đã chẳng còn cách gì khác được.
17/8/10
Yêu dấu
Yêu dấu, cách gì, Thượng đế cũng dành cho chúng ta trên đường về một chỗ nằm tĩnh lặng. Sự công bình của nhân gian, tấm lòng bao dung và độ lượng của trái đất, cách gì rồi cũng dành cho ta, mỗi chúng ta một bôi xóa. Như Yêu dấu đã tự bôi xóa tình yêu ta, như chính chúng ta đã tự bôi xóa lấy mình, để chẳng thể còn có chung một lối về. Thì mọi câu hỏi, mọi kêu gào, mọi thiết tha cật vấn kiếp trước hay đời sau cũng chỉ là những hơi thở hắt ra từ vạt nắng chiều hôm, trước khi lìa khuất. Cho nên Yêu dấu, hà cớ gì Yêu dấu không nói thêm một điều gì, trước khi hôm nay, giây phút này đã trở thành đời sau và kiếp khác.
12/8/10
Vết thương tỉnh thức
Những ngày tháng này tình bạn và tình yêu mang đến một niềm vui sống lạ kỳ. “Hãy yêu như đang sống và hãy sống như đang yêu. Yêu để sự sống tồn tại và sống cho tình yêu có mặt”.
Có những cánh cửa mở vào hư vô và cũng có những cánh cửa mở ra những cánh đời nhộn nhịp.
Ta không khước từ hư vô và cũng không xa lìa cảnh nhộn nhịp của đời. Ta đã may mắn đi qua những tuyến đường đưa đến hạnh ngộ. Hạnh ngộ trong tình bạn, hạnh ngộ trong tình yêu.
Nếu đã có một ngày sinh nhật dĩ nhiên sẽ có nhiều ngày sinh nhật nữa . Mà hình như trong cảnh ngộ cuộc đời riêng – chung của chúng ta ngày nào mà không là ngày sinh nhật, bởi vì cái màu sắc của lễ lạc đã tự bao giờ khoác lên trên mỗi ngày chúng ta đang sống.
Xin cảm ơn cuộc đời và cảm ơn tất cả mỗi ngày chúng ta đã có mặt mỗi ngày bên nhau. Ly rượu nồng nàn của đời biết bao giờ uống hết được.
Tình yêu thương mang đến khổ đau nhưng đồng thời tình yêu cũng mang đến hạnh phúc. Có một lá cờ bay trên hạnh phúc và có một đoá quỳnh héo úa ngủ trong khổ đau. Cố gắng tránh đừng than thở. Thử thở dài một mình và quên lãng.Ta không thể níu kéo một cái gì đã mất. Tình yêu khi đã muốn ra đi thì không một tiếng kèn nào đủ màu nhiệm để lôi về lại được. Tình yêu là tình yêu. Trong nó đã sẵn có mầm sống và sự huỷ diệt.
Tình yêu tự đến và tự đi, không cần ai dìu dắt. Nó hoàn toàn tự do. Muốn giam cầm thì nó sẽ bay đi. Muốn thả nó bay đi có khi nó ở lại.
Vì có tình yêu nên có lễ hội. Người ta bắt đầu bằng những cuộc viếng thăm, lui tới, áo mũ xênh xoang, bánh trái lồng đèn heo ngỗng… Những cuộc rước dâu pháo nổ đì đùng, trống kèn inh ỏi. Lễ hội mở ra trên đường,trong làng, trong xóm: lễ hội mở ra cả trong lòng người
Thường vào mùa thu là mùa lễ hội tình yêu. Có những lễ hội kéo dài suốt cả một đời người. Có những lễ hội có một đời sống đôi khi quá ngắn ngủi.
Đến một lứa tuổi nào đó, chia vui và chia buồn đều có một nỗi mệt nhọc như nhau.
Có những người yêu đã ra đi bỗng một ngày nào đó trở lại. Vì sao? Không vì sao cả. Vì một chọn lựa tưởng rắng đã đúng cuối cùng sai. Và đã trở lại với một người mình đã phụ bạc để muốn hàn gắn lại một vết thương. Một vết thương nhiều khi đã lành lặn lâu rồi bất chợt vỡ oà như một cơn tỉnh thức. Tỉnh thức trên vết thương. Trên một nỗi đau tưởng đã thuộc về quá khứ. Nhưng không, không có gì thuộc về quá khứ cả.Thời gian trôi đi và vết thương vẫn còn đó. Nó vẫn chờ được thức dậy một lúc nào đó để sống lại như chính bản thân nó là một vết thương.
Nhưng vết thương khi đã được đánh thức thì nó không còn là vết thương cũ vì giờ đây nó là một vết thương tỉnh thức. Một vết thương tỉnh thức là một vết thương biết rõ nó là một vết thương. Nó thức dậy và nó nhận ra rằng nó đã được khai sinh trên tâm hồn một con người và đã có một thời gian dài làm đau đớn con người đó. Vết thương tỉnh thức là một con mắt sáng ngời. Nó nhìn ngược về quá khứ và ngó thẳng đến tương lai. Nó mách bảo cho chủ nhân của nó rằng không có một vết thương nào vô tư mà sinh thành cả. Nó là một nỗi đớn đau như trời đất trở dạ làm thành một cơn giông bão.
May thay trong cuộc đời này có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có khuôn mặt thật hơn tình yêu. Sự bội bạc trong tình bạn cũng có nhưng không nhiều.
Tôi thấy tình bạn quí hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được nữa.
Cuối cùng không có gì khác hơn là sống và chết. Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hư không. Phải đến tận cùng hai cõi sống chết để làm tan biến đi những giấc mơ mộng đời không thực.
Trịnh Công Sơn - 1999
Có những cánh cửa mở vào hư vô và cũng có những cánh cửa mở ra những cánh đời nhộn nhịp.
Ta không khước từ hư vô và cũng không xa lìa cảnh nhộn nhịp của đời. Ta đã may mắn đi qua những tuyến đường đưa đến hạnh ngộ. Hạnh ngộ trong tình bạn, hạnh ngộ trong tình yêu.
Nếu đã có một ngày sinh nhật dĩ nhiên sẽ có nhiều ngày sinh nhật nữa . Mà hình như trong cảnh ngộ cuộc đời riêng – chung của chúng ta ngày nào mà không là ngày sinh nhật, bởi vì cái màu sắc của lễ lạc đã tự bao giờ khoác lên trên mỗi ngày chúng ta đang sống.
Xin cảm ơn cuộc đời và cảm ơn tất cả mỗi ngày chúng ta đã có mặt mỗi ngày bên nhau. Ly rượu nồng nàn của đời biết bao giờ uống hết được.
Tình yêu thương mang đến khổ đau nhưng đồng thời tình yêu cũng mang đến hạnh phúc. Có một lá cờ bay trên hạnh phúc và có một đoá quỳnh héo úa ngủ trong khổ đau. Cố gắng tránh đừng than thở. Thử thở dài một mình và quên lãng.Ta không thể níu kéo một cái gì đã mất. Tình yêu khi đã muốn ra đi thì không một tiếng kèn nào đủ màu nhiệm để lôi về lại được. Tình yêu là tình yêu. Trong nó đã sẵn có mầm sống và sự huỷ diệt.
Tình yêu tự đến và tự đi, không cần ai dìu dắt. Nó hoàn toàn tự do. Muốn giam cầm thì nó sẽ bay đi. Muốn thả nó bay đi có khi nó ở lại.
Vì có tình yêu nên có lễ hội. Người ta bắt đầu bằng những cuộc viếng thăm, lui tới, áo mũ xênh xoang, bánh trái lồng đèn heo ngỗng… Những cuộc rước dâu pháo nổ đì đùng, trống kèn inh ỏi. Lễ hội mở ra trên đường,trong làng, trong xóm: lễ hội mở ra cả trong lòng người
Thường vào mùa thu là mùa lễ hội tình yêu. Có những lễ hội kéo dài suốt cả một đời người. Có những lễ hội có một đời sống đôi khi quá ngắn ngủi.
Đến một lứa tuổi nào đó, chia vui và chia buồn đều có một nỗi mệt nhọc như nhau.
Có những người yêu đã ra đi bỗng một ngày nào đó trở lại. Vì sao? Không vì sao cả. Vì một chọn lựa tưởng rắng đã đúng cuối cùng sai. Và đã trở lại với một người mình đã phụ bạc để muốn hàn gắn lại một vết thương. Một vết thương nhiều khi đã lành lặn lâu rồi bất chợt vỡ oà như một cơn tỉnh thức. Tỉnh thức trên vết thương. Trên một nỗi đau tưởng đã thuộc về quá khứ. Nhưng không, không có gì thuộc về quá khứ cả.Thời gian trôi đi và vết thương vẫn còn đó. Nó vẫn chờ được thức dậy một lúc nào đó để sống lại như chính bản thân nó là một vết thương.
Nhưng vết thương khi đã được đánh thức thì nó không còn là vết thương cũ vì giờ đây nó là một vết thương tỉnh thức. Một vết thương tỉnh thức là một vết thương biết rõ nó là một vết thương. Nó thức dậy và nó nhận ra rằng nó đã được khai sinh trên tâm hồn một con người và đã có một thời gian dài làm đau đớn con người đó. Vết thương tỉnh thức là một con mắt sáng ngời. Nó nhìn ngược về quá khứ và ngó thẳng đến tương lai. Nó mách bảo cho chủ nhân của nó rằng không có một vết thương nào vô tư mà sinh thành cả. Nó là một nỗi đớn đau như trời đất trở dạ làm thành một cơn giông bão.
May thay trong cuộc đời này có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có khuôn mặt thật hơn tình yêu. Sự bội bạc trong tình bạn cũng có nhưng không nhiều.
Tôi thấy tình bạn quí hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được nữa.
Cuối cùng không có gì khác hơn là sống và chết. Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hư không. Phải đến tận cùng hai cõi sống chết để làm tan biến đi những giấc mơ mộng đời không thực.
Trịnh Công Sơn - 1999
6/8/10
Amrita
Mãi gần đây tôi mới nghiệm ra rằng, con người, hiện hữu trong một thực thể rắn chắc trước mắt mỗi chúng ta, thực ra chỉ là một thứ yếu đuối, đến mức chỉ cần va đập nhẹ với bất cứ thứ gì cũng sẽ tan vỡ một cách rất dễ dàng. Những con người tôi biết, những con người tôi yêu thương, những cái lòng đỏ trứng gà sống, lại tồn tại thêm một ngày nữa… Thật kỳ diệu là họ, chuyển động giữa hàng trăm thứ có thể hủy hoại họ bất cứ lúc nào, lại có thể kết thúc một ngày bình yên vô sự. Ý nghĩ đó cứ bám riết lấy tôi. Mỗi khi một người thân quen mất đi, phải chứng kiến những tiếng bi thương của những người xung quanh, tất nhiên tôi cũng đôi chút ngỡ ngàng chưa thể tin ngay rằng nỗi đau đến vậy là có thật, song ngẫm lại, sự bàng hoàng đó có lẽ không đáng gì so với điều kỳ diệu là con người đó đã sống đến tận giây phút ấy. Và cứ nghĩ như thế, tôi có cảm giác rằng tuy chúng ta đang sống nhưng cái sự sống đó có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Vũ trụ… Những người quen… Cha mẹ của những người quen đó… Rồi cả những người mà họ yêu thương… Vũ trụ vô tận, tử sinh vô hạn… Cái vô hạn đáng sợ… Hãy thử nghĩ mà xem… sự bất tận không cùng tưởng như là vĩnh cửu… Hãy thử ngồi xuống đây, và đừng có suy tư gì cả…!
Yoshimoto Banana
2/8/10
30/7/10
Hội chứng lời nguyền Undine
Có lần anh nói rằng có lẽ Chúa đã nhầm khi sắp đặt mọi thứ ngược chiều thời gian. Theo anh, con người phải được sinh ra ngay trước cái chết và sống cho đến lúc thụ thai. Theo chiều ngược lại. Bởi anh cho rằng quá trình chết đi, về mặt sinh học cũng mạnh mẽ chẳng khác gì cuộc sống. Do đó cái chết không có gì khác với sự ra đời. Và do đó con người, về mặt lý thuyết, có thể được sinh ra trước cái chết chỉ vài miligiây. Khi đó, ngay khi bắt đầu cuộc sống, họ đã có sẵn trí thông minh, kinh nghiệm và cùng với tuổi tác là toàn bộ lý trí và sự yên tĩnh. Họ đã phạm mọi sai lầm, phản bội và nhầm lẫn của cuộc đời. Họ đã có tất cả những vết sẹo và nếp nhăn, và tất cả những kỷ niệm, và họ sống theo chiều ngược lại. Da của họ ngày một mịn màng hơn, mỗi ngày lại nảy sinh trong họ trí tò mò hơn, tóc ngày một ít bạc hơn, mắt ngày càng sáng hơn và tim ngày một khỏe hơn và cởi mở hơn để đón nhận những cú sốc mới cũng như tình yêu mới. Và cuối cùng, ở đầu tận cùng bên kia, tức là sự khởi đầu, họ biến mất khỏi thế giới này không buồn, không đau, không thất vọng, nhưng lại trong trạng thái ngây ngất của sự thụ thai. Nghĩa là trong tình yêu.
Những chuyện tưởng tượng ấy, Jakob của tôi đã kể cho tôi nghe những khi tôi không ngủ được.
Những chuyện tưởng tượng ấy, Jakob của tôi đã kể cho tôi nghe những khi tôi không ngủ được.
Janusz Leon Wiśniewski
5/6/10
Con đường mây trắng
Đó là một đêm đầy giông bão trên cổ điện hoang tàn tại Tsaparang, ngày xưa là thủ phủ của một vương quốc hùng hậu của miền tây Tây Tạng. Mây kéo nhau qua dầy đặc trên bầu trời, làm vầng trăng tròn khi chiếu rọi khi biến mất, để cho ánh trăng, như phát ra từ một chiếc đèn ma quái, nhảy múa trên một sân khấu khổng lồ, diễn lại lịch sử của một bi kịch bất tử. Tôi nói “bất tử” vì đó là bi kịch miên viễn của sự hoại diệt, của sự phục hưng trong trò chơi kỳ diệu của sức mạnh và thiện mỹ, của vẻ rực rỡ thế gian và của thành tựu tâm linh.
Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành bằng sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. Cái rực rỡ và hùng mạnh đã trở thành cát bụi, cái thần của văn hóa và niềm xác tín tôn giáo đã rút lui trong sự độc cư xa lánh cuộc đời, chúng còn hiện diện trong ngôn ngữ từ hay tác phẩm của thánh nhân, thi sĩ hay đạo sư và qua đó mà khẳng định lại lời của Lão Tử, rằng cái mềm yếu mới sống còn, cái cứng mạnh chỉ thuộc về cõi chết.
Số phận của Tsaparang đã an bài. Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghi. Toàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc họa một thành quách hoang đường: với lâu đài và cung điện, với tháp với vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá thẳng cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn ngăn hộc.
Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.
http://vnthuquan.net/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237n3nqn2nvn31n343tq83a3q3m3237nnn
Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành bằng sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. Cái rực rỡ và hùng mạnh đã trở thành cát bụi, cái thần của văn hóa và niềm xác tín tôn giáo đã rút lui trong sự độc cư xa lánh cuộc đời, chúng còn hiện diện trong ngôn ngữ từ hay tác phẩm của thánh nhân, thi sĩ hay đạo sư và qua đó mà khẳng định lại lời của Lão Tử, rằng cái mềm yếu mới sống còn, cái cứng mạnh chỉ thuộc về cõi chết.
Số phận của Tsaparang đã an bài. Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghi. Toàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc họa một thành quách hoang đường: với lâu đài và cung điện, với tháp với vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá thẳng cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn ngăn hộc.
Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.
http://vnthuquan.net/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237n3nqn2nvn31n343tq83a3q3m3237nnn
24/1/10
Yêu dấu
Yêu dấu, nếu con người là con vật chia ly như định nghĩa mà hơn 1 lần yêu dấu đã nói thì chúng ta cũng nên tin rằng con vât chia ly trong kỉ niệm. Bởi vì chính kỉ niệm mới làm thành nhan sắc, chính kỉ niệm mới làm thành chân dung cuộc tình chúng ta. Và kỉ niệm bước ra rồi ở lại với chúng ta không chỉ là những mắt môi chân trời thất lạc, chúng cũng ko chỉ là những sợi tóc, những ngón tay đã 1 lần lìa bỏ thịt da lầm lỡ. Chúng còn là những hàng cây sớm mai, còn là những con đường xuôi trũng bóng trưa nhung nhớ. Chúng còn là bóng tối, là những hạt mưa như mặt bên kia của đồng xu ánh sáng & giọt lệ mà đôi ta không cần bảo nhau đã cùng giấu đi từ thủa ấy.
" Chẻ đôi tâm thức kênh mương cạn.
Hương tóc truy tầm vai thất tung "
" Chẻ đôi tâm thức kênh mương cạn.
Hương tóc truy tầm vai thất tung "
22/1/10
Yêu dấu
Yêu dấu, có phải những ngày nắng đã xa, những ngày mưa sắp tới. Có phải bầu trời đã đục ngầu những đám mây tấy sưng, biệt ly và mặt trời trong trái tim ta cũng lặn chìm cho những hàng cây khát gió đứng đây, cho những mái đầu bị nỗi nhớ thương kéo xuống. Như tình yêu ta đã cúi xuống chiếc bóng tan tành của chính nó. Như tôi đã cam đành, đã thúc thủ cúi xuống những đứt lìa mình, như tình yêu một ngày nào từng cúi xuống những hạt mưa trong khu vườn tình yêu ta hoang vu liền phế bỏ. Những hạt mưa như những chứng giám đầu tiên & sau chót cho cảnh tình ái ân ngậm ngùi đôi ta bỗng dứt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)